“Đền thần Ichinomiya Asama” là ngôi đền thần có lịch sử lâu đời được xây trước năm 1155. Ngoài việc tổ chức lễ hội “Omiyukisan”_lễ hội đã trở nên thân thuộc với mọi người, đền thần còn là nơi để nhiều người dân đến hành lễ vào các dịp mốc quan trọng của cuộc đời như lễ cúng bái đầu năm, lễ đầy tháng, lễ cho trẻ lên 3, 5, 7… Bài viết lần này xin giới thiệu đến bạn đọc về đền thần Asama_nơi luôn đồng hành của các ngành nghề của địa phương trong mọi thời đại.
///////////////
Đền thần Ichinomiya Asama
Cung ty Furuya Masahiro
Từ sau khi đảm nhận chức Cung Ty từ năm Heisei 25 (năm 2013), ông đảm nhận việc tiến hành các nghi lễ thường niên. Vừa bảo vệ bản sắc của đền thần ông vừa dốc sức vào việc truyền bá. Ông cũng nghĩ ra các lá bùa trông có điểm mới lạ sử dụng nguồn lực của sản vật địa phương.
///////////////
Đền cầu khấn Thần trấn áp sự hoạt động của núi Phú Sĩ
“Đền thần Ichinomiya Asama” là ngôi đền được xây vào năm Jougan thứ 7 cách nay 1155 năm trước (năm 865)
“Khách đến đây thường hay hỏi tôi về cách đọc tên của đền thần rằng đọc là Sengen hay là Asama? Đền thần của chúng tôi tên là “Đền thần Asama”. Asama là âm kưn. Âm kưn là cách phát âm (cách đọc chữ Hán) theo cách thuần Nhật. Điều đó nghĩa là đền thần Asama đã tiến hành lễ Thần từ trước khi văn hoá đại lục Trung Quốc truyền vào như văn hóa chữ Hán.
“Đền thần đã được xây dựng để trấn áp sự phun trào dung nham của núi Phú Sĩ. Tuy vậy, không thể thấy được núi Phú Sĩ khi đứng tại đền thần Asama. Dĩ nhiên lý do của điều này là vì khi xây người ta đã cố tình giữ khoảng cách để đền thần không chịu ảnh hưởng của dung nham khi núi lửa hoạt động. Hơn nữa, để Thần không chịu ảnh hưởng trực tiếp trong trường hợp chẳng may núi lửa hoạt động thì đền chính đã được xây tại vị trí nằm ở góc 90 độ so với núi Phú Sĩ”
Cung ty Furuya Masahiro đã chia sẻ về sự thành lập của đền.
Vị Thần được thờ tại đền thần Asama là Thần trấn lửa “Konohana Sakuyahime”. Đây vốn là một trong các vị thần được thờ tại đền thần Sangu_đền thần toạ lạc tại vị trí cao hơn so với đền thần Asama. Thần đã được thỉnh về để trấn áp lửa khi núi Phú Sĩ hoạt động. Và việc xây đền thần đã bắt đầu từ đền thần Asama.
Vị thần đã tạo nên rượu nho và “phong cảnh dệt nên bởi vườn nho” đã được đăng lục vào “Di sản Nhật Bản”
Thung lũng Kofu_vườn trái cây số một Nhật Bản. Phía đông thung lũng có các vườn nho trải dài từ khu vực có địa hình bằng phẳng đến nghiêng, là nơi có thể chiêm ngưỡng nhiều nét đẹp theo từng mùa. Cảnh đẹp này đã được đăng lục thành “Di sản Nhật” vào năm Heisei 30 như là “cảnh đẹp được dệt nên từ vườn nho”.
“Di sản Nhật Bản” là các tài sản văn hoá hữu hình và vô vình có lồng các câu chuyện lịch sử được bộ văn hoá thừa nhận. Địa phương có di sản sẽ lãnh vai trò chủ đạo trong việc truyền bá nét đẹp của di sản đến trong và ngoài nước. Đền thần Asama đã được chỉ định là một phần trong cấu tạo của di sản văn hoá này.
“Gần đền thần này có di tích khai quật đồ gồm thời Jyomon có tên là “di tích đền thờ Phật Thích Ca”. Điều này chính là minh chứng cho việc nơi đây đã có nhiều bộ tộc người đến sinh sống từ ngày xưa.”
Người ta cho rằng nơi đây đã sinh sống chủ yếu bằng việc trồng lúa trong một thời gian dài nhưng vào thời Minh Trị đã bắt đầu trồng đào và nho, đồng thời cũng là nơi bắt đầu sản xuất rượu nho đầu tiên của Nhật. Vào những năm Showa thứ 30 thì ngành sản xuất trồng trọt đã thay đổi từ gạo sang trái cây. Hiện nay đã trở thành nơi sản xuất rượu vang lớn số một tại Nhật Bản.
Tuy nhiên ông Furuya chia sẻ tiếp
Tôi nghĩ đó là nhờ ơn đức của Thần. Thần Konohana Sakuyahime vốn là thần làm rượu. Tương truyền, khi Thần Konohana Sakuyahime sinh con, thì cha của Thần là Thần Oyama Tsumino vui mừng vì có cháu nên đã làm rượu để chúc mừng. Từ đó đã bắt đầu nên nghề làm rượu. Theo cổ sự ký thì rượu được làm khi đó là rượu Nhật nhưng nơi sống là trên núi nên các Thần đã vào núi, hái nho dại và dùng nho này làm rượu. Chính vì vậy mọi người đã cho rằng “rượu nho” đó có mối liên kết với rượu vang ngày nay. Câu chuyện viết về việc rượu vang đã được làm tại đất này từ thời thần thoại thật có chất lãng mạng. Tôi nghĩ mỗi nơi cũng nên có một câu chuyện thần thoại gắn với mảnh đất đó.
Vừa bảo vệ lịch sử vừa thử sức với những thử thách mới
Từ năm Showa 40, rượu vang mới từ xưởng làm rượu tại đây đã được gửi đến cúng lễ vào “lễ hội Yamamiya Miyuki” được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Đền thần Asama dùng rượu vang được cúng lễ làm rượu thánh tặng cho những khách đến cúng bái đặc biệt từ phương xa (bình thường là rượu Nhật). Thêm vào đó, đền cũng tổ chức “lễ cảm tạ nút chai (tưởng niệm nút chai)”. Tại lễ này các nút chai rượu vang đã sử dụng xong gần đây sẽ được thiêu, trả về với tự nhiên. Các hoạt động của đền thần cho thấy được mối liên kết mật thiết giữa thần thánh và ngành nghề của vùng miền.
“Việc các chai rượu vang được xếp đầy trong khuôn viên của đền thần có vẻ là một việc rất hiếm nên nhiều khách đến đây đã chụp hình lại. Nói đến rượu vang thì tại đền thần cũng bán các lá bùa đã đóng kèm với chai rượu gọi là “bùa rượu vang”. Việc này cũng là một việc rất hiếm nhưng kèm trong đó là tâm tư muốn khách đến đây cảm thấy hứng thú hơn và hiểu sâu hơn về mảnh đất này.”
Ông Furuya luôn nghĩ đến việc gắn kết đền thần với các ngành nghề của quê hương. Ngoài “bùa rượu nho”, ông còn nghĩ ra các lá bùa chứa đầy các câu chuyện vùng miền như “bùa nhảy múa” sử dụng đá quý Kofu_địa phương mài gia công đồ trang sức và “bùa chuồn chuồn” sử dụng vải làm dù của Nishikatsuura_nơi nổi tiếng về ngành dệt.
“Dĩ nhiên chúng tôi làm ra các lá bùa mới trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cơ bản. Việc khách cảm thấy “có hứng thú” là việc rất quan trọng đối với đền thần. Việc khách đến đây chính là bắt đầu cho việc truyền bá đền thần.”
“Cảm những điều muốn cảm”
Bùa và phong cách cúng bái mới song hành cùng phong trào săn dấu mộc. Gần đây đền thần đã trở nên rất gần gũi. Tuy nhiên đền thần không cần sợ mất đi ranh giới với ngành giải trí.
“Cho dù đền thần có trở thành nơi cho nhiều người đến thăm đi nữa thì cũng không làm thái độ nhạt nhẽo đối với khách đến. Nếu như số người biết đền thần có ở đó nhưng chưa từng đến (do không có dịp đến) càng ngày càng tăng thì đền thần sẽ trở nên xa cách với cuộc sống. Chính vì vậy, càng là đền thần lâu đời thì càng cần phải hoà mình cùng sự thay đổi văn hoá và tiếp nhận nhu cầu mới. Tôi cảm thấy đền thần cũng cần mang tư thế tự bước gần đến thời đại. Đền thần cần luôn ghi nhớ bản chất vốn có của mình là giúp cho các khách đến đây cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm. Đó chính là điều cốt lõi của đền thần chúng tôi.”
Ông Furuya cho biết việc đến lễ bái là việc tuỳ tâm. Khi nào muốn thì cứ đến đền thần nào mà làm cho bản thân thấy là đến thì sẽ có thêm sức mạnh tiến về phía trước.
“So với việc nghĩ “cần phải đi lễ bái” và “nên đi” thì chỉ cần thuận theo tâm mình là được. Và chỉ cần cảm những gì muốn cảm. Bản thân việc đến lễ bái đền thần thể hiện tâm tư và cách sống của người đó. Việc bỏ công bỏ sức để đến gặp Thần chính là minh chứng cho thấy tấm lòng của người đó và cũng cho thấy việc người đó đang tiến về phía trước.”
■
\Let’s go to see Mr. Furuya/
Place: Kai Ichinomiya Asama Shrine
Address: 1684 Ichinomiya, Ichinomiyacho, Fuefuki city
Tel: (+81) - 553 - 47 ‐ 0900
URL : http://asamajinja.jp/
Comments